Refresh hình ảnh Thương hiệu 1
Banner 2

Cần sửa Pháp Luật khắc phục tiêu cực với thực trạng “tối” và “sáng” hoạt động Công chứng

Cập nhật: 31/8/2021 | 3:05:40 PM

Cần sửa Pháp Luật khắc phục tiêu cực với thực trạng “tối” và “sáng” hoạt động Công chứng

Ngày 30,31 tháng 8 năm 2021, Báo Chính phủ Điện tử - https://m.baochinhphu.vn đã có loạt bài nêu ra những điểm sáng, đặc biệt những điểm “tối”, tiêu cực trong hoạt động công chứng tại Việt Nam hiện nay.

Bài báo đã đưa ra bức tranh rất chân thực, chi tiết về hoạt động Công chứng hiện nay sau khi đã phỏng vấn, lấy ý kiến từ các lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội công chứng Việt Nam như ông Tuấn Đạo Thanh (Chủ tịch Hiệp Hội); đến các cơ sở Công chứng là các tổ chức, cá nhân hành nghề công chứng có uy tín như: Tổ chức Hành nghề Công chứng, trưởng văn phòng Công chứng Tuệ Tĩnh- Tp. Hà Nội: Bà Lê Thị Danh; Công chứng viên Đào Duy An- Tp. Hà Nội…Hơn nữa từ phía cơ quan quản lý Nhà nước đã có ý kiến từ ông Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tu Pháp) ông Lê Xuân Hồng. Qua đó có thể tóm tắt các vấn đề chủ chốt hiện nay:

Ông Tuấn Đạo Thanh-Chủ tịch Hiệp hội công chứng Việt Nam

Điểm sáng: Từ khi xã hội hóa các Tổ chức hành nghề công chứng Công và tư đã phát triển mạnh, rộng khắp đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng nhu cầu công chứng của xã hội, gần như tuyệt đối không còn tình trạng quá tải, khó khăn khi người dân, tổ chức tiếp cận dịch vụ Công chứng.

Điểm “tối” hiện nay:

Thứ nhất, việc phát triển này tương đối nhanh và phân bố chưa hợp lý đôi khi vượt quá “Cung” nhu cầu xã hội. Dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh để có việc làm như các đơn vị Công chứng phải cạnh tranh nhau từ việc công chứng khống đến giảm thủ tục, giảm giá, loạn giá công chứng... Thậm chí có cả tình trạng các cá nhân, tổ chức … gây sức ép lại với Công chứng phải giảm chi phí, bớt thủ tục để được ban phát công việc, khi các đơn vị Công chứng chịu nhiều sức ép về chi phí, bù lỗ lớn. Liệu có thể là nguy cơ, nguyên nhân khi Công chứng viên (những người giữ trọng trách thi hành pháp luật) sẽ vô tình hay cố tình vi phạm pháp luật để có công việc?

Thứ hai, việc dỡ bỏ quy định về quy hoạch theo Luật Quy hoạch vừa qua dẫn đến tình trạng phân bổ không hợp lý, không căn cứ vào nhu cầu người dân. Vừa qua, tận dụng việc "dỡ bỏ" quy hoạch này, nhiều Đơn vị công chứng đã di chuyển trụ sở từ Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện có ít giao dịch sang Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện có nhiều giao dịch hoặc di chuyển ngay trong nội bộ một Tỉnh, Thành phố gây ra tình trạng có Huyện còn khó khăn người dân, tổ chức khó tiếp cận dịch vụ Công chứng, ngược lại nơi có nhiều đơn vị Công chứng sẽ có tình trạng tiêu cực nêu trên.

Các điểm “tối” trên ở một vài nơi đã thực sự đã gây xói mòn uy tín xã hội của dịch vụ Công này, nguy cơ gây bất ổn, thiệt hại lớn vì mang lại những Hợp đồng, giao dịch chất lượng kém, không chính xác, không hợp pháp, trái đạo đức xã hội không đảm bảo định hướng quản lý Nhà nước. Vì vậy, thời gian tới Bộ Tư Pháp sẽ nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ xung Pháp luật liên quan quy định về quy hoạch phát triển Tổ chức hành nghề công chứng và quy định Văn phòng Công chứng phải có hai Công chứng viên hợp danh trở lên, xử lý độ vênh giữa Luật Công chứng và Luật Đất đai. Cạnh đó, sẽ đẩy mạnh việc thanh tra và kiểm tra hoạt động công chứng tại các địa phương.

(Theo báo Chính phủ điện tử)

Tham khảo đường link:

https://m.baochinhphu.vn/Story.aspx?did=444534

https://m.baochinhphu.vn/Story.aspx?did=444624

Thông báo mới

  • 122 đơn vị công chứng TP. Hà Nội
  • Phải 2
  • Phải 3

Video hoạt động

Đối tác quảng cáo

  • Phai 2 1
  • Đại hội Hiệp hội Công chứng Việt Nam

Thống kê truy nhập

024.39780569
THƯ CẢM ƠN!

Chủ tịch và Ban chấp hành Hội Công chứng viên Hà Nội có Văn bản cám ơn Tổ chức, cá nhân theo Danh sách kèm đã tham gia đợt từ thiện từ 26-30/10/2020!

DANH SÁCH TC,CN THÀNH VIÊN HỘI CCV HÀ NỘI ỦNG HỘ QUỸ VAC-XIN PHÒNG CHỐNG COVID-19

Số tiền ủng hộ Quỹ Vac-xin Covid-19 của MTTQ Việt Nam và Hiệp hội CCV Việt Nam đến 21/9/2021 là 144,100,000 vnđ.